Thứ sáu, 17/05/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử UBND phường Ninh Khánh

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII tiếp tục phần tham luận tại hội trường

Thứ năm, 22/10/2020 Đã xem: 187

    Trong buổi sáng ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XXII, nhiệm kỳ 2020- 2025 tiếp tục phần tham luận tại hội trường, đóng góp ý kiến vào Báo cáo chính trị trình tại Đại hội.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII tiếp tục phần tham luận tại hội trường

Quang cảnh ngày làm việc thứ 3, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XXII.

 

    Mở đầu phần tham luận, để góp phần làm rõ những kết quả đạt được trong Báo cáo chính trị trình tại Đại hội, đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham luận về nội dung "Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội" trong nhiệm kỳ qua. 

    Tham luận nêu bật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy đảng các cấp... đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII tiếp tục phần tham luận tại hội trườngĐồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham luận tại Đại hội.

 

    Đồng chí cho biết: Từ năm 2014 đến nay, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp đã chủ trì và phối hợp tổ chức trên 4.500 cuộc giám sát; Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát trên 2.700 cuộc; tổ chức 16 cuộc phản biện xã hội; tổ chức nhiều cuộc đối thoại với Nhân dân và cán bộ cơ sở... qua đó góp phần củng cố, khẳng định vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trước cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

    Để thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 -2025 về công tác giám sát và phản biện xã hội, đồng chí đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; đề cao  trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.

    Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; về cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" và phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng" trong hoạt động của cả Đảng bộ trong thời gian tới..

    Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; đổi mới thực chất nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên để nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội và góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền...

    *Đồng chí Đinh Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham luận với nội dung "Một số giải pháp thu hút các nhà đầu tư lớn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển đối với các dự án sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025".

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII tiếp tục phần tham luận tại hội trườngĐồng chí Đinh Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham luận tại Đại hội.

 

    Nêu bật kết quả và một số tồn tại hạn chế trong thu hút đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng chí đề xuất một số giải pháp trọng tâm của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 như sau: Tập trung thực hiện lập Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở hoạch định, kiến tạo động lực và không gian phát triển; chú trọng nghiên cứu tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội để tạo bước đột phá mới, đồng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, nhất là trong định hướng, thu hút và dẫn dắt các nguồn lực đầu tư phát triển của khu vực ngoài NSNN đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Tập trung đẩy mạnh CCHC, trọng tâm rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính gắn với tăng cường công khai, minh bạch trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế, có khả năng cạnh tranh cao; chú trọng phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả. Quan tâm đào tạo thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.

    Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện khơi thông các nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công. Tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành các dự án có quy mô lớn, sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả dự án nhất một số công trình, dự án hạ tầng giao thông đường bộ kết nối vùng, liên vùng với các tuyến trục chính nhằm mở rộng không gian phát triển; các công trình thiết chế văn hóa, xã hội, tạo điểm nhấn không gian đô thị; các công trình, dự án đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, ứng phó biến đổi khí hậu...

    Tập trung thu hút đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo ra giá trị gia tăng lớn trong sản xuất và nộp ngân sách cao, góp phần tạo sức lan tỏa rộng, sức bật lớn trong tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế...

    *Phát biểu tham luận tại Đại hội, đồng chí Vũ Nam Tiến, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bày tỏ sự nhất trí cao đối với dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXI trình Đại hội. 

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII tiếp tục phần tham luận tại hội trườngĐồng chí Vũ Nam Tiến, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham luận tại Đại hội.

 

    Để góp phần làm rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nông nghiệp và  xây dựng nông thôn mới trong dự thảo Báo cáo chính trị, đồng chí tham luận tập trung vào chủ đề "Giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tăng cường sản xuất hữu cơ, sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình". 

    Đồng chí cho rằng: Dự báo trong nhiệm kỳ 2020-2025, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh có cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen. Để hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đồng chí đề xuất, xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. 

    Cụ thể: Tập trung thực hiện đồng bộ cơ cấu lại nông nghiệp theo ba trục chính, gồm các nhóm sản phẩm, các tiểu ngành, lĩnh vực và không gian phát triển (lợi thế địa hình, khí hậu, các mối liên kết vùng); phát triển theo hướng nông nghiệp đặc hữu phục vụ du lịch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

    Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đậm đà bản sắc vùng Cố đô Hoa Lư-Tràng An, chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển làng nghề, sản phẩm OCOP và gắn sản phẩm với các địa danh, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch. 

    Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cần phải thực hiện đồng bộ hai nhóm giải pháp chính. Trong đó giải pháp về cơ chế chính sách phải xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở khung chính sách do Trung ương ban hành, có kế thừa và phù hợp với thực tiễn tỉnh Ninh Bình; tham mưu bố trí các nguồn lực để thực hiện hiệu quả Chương trình cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, trong đó xác định quỹ đất tại các địa phương để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

    Trong các giải pháp về tổ chức sản xuất, cần xây dựng quy hoạch chi tiết vùng ven biển Kim Sơn làm động lực tăng trưởng của tỉnh nói chung, của ngành nông nghiệp nói riêng; định dạng lại các đối tượng cây con sản xuất chủ lực, có lợi thế, gắn với địa bàn cụ thể; xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp, các trang trại, gia trại trở thành điểm đến du lịch, là các vùng, khu nông nghiệp sinh thái, trải nghiệm gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, con nuôi, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm đặc hữu của tỉnh đáp ứng nhu cầu du lịch...

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
550535

Trực tuyến: 12

Hôm nay: 58

Hôm qua: 60