Thứ năm, 02/05/2024
Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử UBND phường Ninh Khánh

Phòng chống rét đậm, rét hại và bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Thứ sáu, 26/01/2024 Đã xem: 57

Phòng chống rét đậm, rét hại và bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Kính thưa toàn thể nhân !

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia do tác động của không khí lạnh rất mạnh,  các tỉnh Bắc Bộ và Ninh Bình trời rét đậm; nhiệt độ phổ biến 10 - 13 độ C. Để đảm bảo cho cây trồng và vật nuôi, đề nghị các hợp tác xã, các hộ gia đình tăng cường công tác phòng, chống rét đậm, rét hại và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

* Về trồng trọt Tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho mạ khi gieo để phòng chống rét đậm, rét hại, chuột hại và các đối tượng sâu bệnh hại. Bám sát lịch lấy nước, chủ động lấy nước, đẩy nhanh tiến độ làm đất vụ Xuân 2024. Tổ chức diệt chuột đồng loạt theo Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 07/11/2023 của UBND thành phố Ninh Bình về tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2024. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 05/12/2023 của UBND thành phố Ninh Bình về sản xuất vụ Xuân năm 2024.

* Về chăn nuôi - Tuyệt đối không chăn thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại, nuôi nhốt trong chuồng kín, tránh gió lùa.

- Che chắn chuồng trại cẩn thận, sử dụng những vật liệu có sẵn như bạt, phên nứa, bao tải … để che chắn tránh gió lùa, mưa hắt; tránh để nền trại ẩm ướt, lầy lội (sử dụng rơm, chấu, cỏ, lá chuối khô, bẹ ngô … khô để lót nền chuồng).

- Dự trữ chất đốt như củi, trấu, rơm rạ … đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò trong những ngày rét đậm, rét hại, lưu ý chuồng trại cần có lỗ thoáng phía trên để lưu thông không khí, tránh ngạt khí độc khi đốt lửa sưởi cho trâu, bò; làm áo khoác ấm (tận dụng áo cũ, chăn cũ, bạt dứa …) cho trâu bò, nhất là con yếu và non; đối với gia cầm có thể dùng đèn sưởi ấm.

2 - Thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm theo quy định, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý chất thải vật nuôi tránh dịch bệnh.

- Chủ động dự trữ thức ăn thô xanh (rơm rạ, cỏ khô, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp …) từ trước và cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho gia súc trong những ngày mưa rét không chăn thả được, cần bổ sung thức ăn tinh (ngô, sắn, cám gạo …), muối khoáng, vitamin, cho uống nước ấm, thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm.

* Về thuỷ sản - Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật quản lý, chăm sóc và phòng chống đói rét cho động vật thuỷ sản. - Kiểm tra thu hoạch thuỷ sản nếu con nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm trước khi rét đậm, rét hại xảy ra để tránh thiệt hại. Những đối tượng chưa đạt biểu thu hoạch hoặc con giống phục vụ sản xuất cần nhanh chóng đưa vào các hệ thống nuôi lưu trữ như bể hoặc các ao nhỏ. Bờ ao chắc chắn, tránh rò rỉ, chủ động nâng cao mực nước, đảm bảo độ sâu trên 1,5m để hạn chế biến động nhiệt độ nước trong ao nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi vừa phải, phù hợp với điều kiện chăm sóc.

Thường xuyên theo dõi thời tiết, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp; những ngày thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp cần giảm lượng cho ăn để hạn chế thức ăn dư thừa trong ao nuôi, tuyệt đối không kiểm tra, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù. Ngừng cho ăn khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 140C. Tranh thủ những ngày nhiệt độ trên 160C cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho thuỷ sản để tăng khả năng chống chịu với thời tiết lạnh kéo dài./.

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
548623

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 72

Hôm qua: 49